Sức khoẻ

Gãy xương đòn và những cách điều trị hiệu quả nhất

0

Xương đòn hay còn có tên gọi khác là xương quai xanh, xương này rất quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Khi xương đòn bị tổn thương hay bị gãy cần có sự thăm khám và điều trị ngay của các chuyên gia, Bác sĩ để tránh bị biến chứng và giúp vết thương nhanh lành hơn. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn kiến thức khi bị gãy xương đòn cũng như cách điều trị hiệu quả.

1. Gãy xương đòn là gì?

Xương đòn là một chiếc xương dài nối ở bả vai. Xương đòn rất dễ bị gãy, đặc biệt là khi chúng ta bị ngã và đập vai xuống đất.

Xương thường gãy ở giữa, cũng có khi nó sẽ gãy ở đầu trong hoặc đầu ngoài, tùy thuộc vào hướng ngã cũng như vị trí tiếp đất mạnh nhất.

Xương đòn bị gãy thường là những ca điều trị khó khăn, bởi xung quanh xương còn có dây chằng bao bọc, khi xương gãy kèm theo đó là những mảnh gãy sẽ bị dính dây chằng khiến cho đầu xương đòn bị nổi lên gồ dưới da, rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Gãy xương đòn bao lâu thì lành

Việc gãy xương đòn bao lâu mới lành phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Tình trạng gãy của xương, phương pháp điều trị cũng như quá trình bạn kiêng khem cho vết thương nhanh được phục hồi. Thông thường, gãy xương đòn mất khoảng 3-4 tháng mới có thể hoạt động bình thường được. Bởi điều trị xương đòn cũng khá phức tạp.

2. Cách điều trị gãy xương đòn hiệu quả nhất

Như trên đã phân tích, gãy xương đòn thường do bạn bị ngã hoặc va đập mạnh khiến cho vai bị tổn thương trực tiếp. Dưới đây là một số cách điều trị gãy xương đòn bạn không nên bỏ qua:

Cách điều trị không cần phẫu thuật

Đây là một phương pháp khá đơn giản mà không cần phẫu thuật áp dụng khi xương đòn gãy nhưng không di lệch như:

  • Đeo đai xương đòn:

Điều trị gãy xương đòn

Đai xương đòn hay còn gọi là đai số 8 được dùng để giữ cố định vị trí xương bị gãy giúp nhanh lành hơn. Khi đeo đai số 8 xong bạn cần bất động khoảng 3-4 tuần để giữ xương cố định;

  • Sử dụng thuốc giảm đau kết hợp các bài tập trị liệu:

Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau để hạn chế tình trạng đau quá mức chịu đựng cho vết thương gây ra và sử dụng vật lý trị liệu để điều trị.

Với hai cách trên, bạn cần kiêng tuyệt đối vận động sớm và ăn uống theo hướng dẫn của Bác sĩ để nhanh lành vết thương.

Điều trị bằng phẫu thuật

Phương pháp này áp dụng khi xương đòn bị gãy và di lệch, bạn cần tiến hành phẫu thuật bằng cách nẹp vít hoặc dùng đinh y tế để giúp bạn nhanh chóng lành vết thương, giúp xương cố định và ngăn ngắn như ban đầu.

Khi bạn tuân thủ các hướng dẫn của Bác sĩ cũng như kiêng khem đầy đủ thì chỉ sau khoảng 3-4 tháng là bạn có thể hoạt động trở lại như bình thường.

Sau khi phẫu thuật xong bạn vẫn cần tái khám thường xuyên để Bác sĩ tiện theo dõi, chăm sóc và có giải pháp điều trị hợp lý khi cần thiết nhé.

Bạn cũng cần lưu ý không được vận động quá sớm, quá mạnh khi không được sự cho phép của các Bác sĩ nhé.

Xem thêm: thuoc kich duc nu dang nuoc

Phương pháp hít thở đúng cách khi hít đất tại nhà cho cả nam và nữ

Previous article

Bật mí cho bạn đọc nên ăn gì để trắng da

Next article

You may also like

Comments

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

More in Sức khoẻ