Nước đổ vào thiết bị điện tử là một trong những sự cố thường gặp thứ nhì đối với các anh em, chỉ sau việc đánh rơi.Nếu so sánh rơi hay dính nước nguy hiểm hơn thì mình chọn nước, vì nếu rơi có thể có case bảo vệ thiết bị hoặc chạm xuống sàn ở những góc ít nguy hiểm, còn một khi nước đã vào bên trong thiết bị thì rất khó kiểm soát vì các khe hở bên trong là đường dẫn nước rất tốt để làm hỏng linh kiện.Vậy khi lỡ đánh đổ nước hoặc để chất lỏng lọt vào bên trong chuột và bàn phím thì phải xử lí làm sao?
Điều quan trọng nhất trong mọi trường hợp, khi bị đổ nước vào thiết bị, việc đầu tiên anh em phải làm chính là ngắt nguồn cấp điện cho các thiết bị ngoại vi, hiểu đơn giản hơn là rút ngay lập tức kết nối USB từ máy tính đối với các thiết bị có dây, và tắt nguồn đối với chuột và phím không dây. Lý do rất đơn giản, nếu còn điện vào, nước sẽ gây đoản mạch chập cháy các linh kiện bên trong, khi đó thì không thuốc gì cứu được ngoại trừ việc bỏ tiền mua đồ mới
Sau bước quan trọng nhất trong công cuộc cứu đồ chơi này, đừng cuống, hãy nghĩ tiếp đến việc thiết bị của bạn có còn bảo hành hay không. Nếu còn bảo hành, tuyệt đối đừng tháo tem bảo hành để vặn ốc mở chuột phím ra lau và sấy
Tuy tỷ lệ đổi trả bảo hành của những thiết bị bị vào nước do lỗi của người sử dụng gần như không có, nhưng bù lại nhiều nhà phân phối vẫn hỗ trợ sửa chữa với mức giá chấp nhận được. Chính vì thế hãy lau thật sạch chuột phím hoặc tai nghe, mang hộp và các giấy tờ liên quan đến bảo hành ra nơi mua đồ để nhờ trợ giúp
ếu đã hết bảo hành, hoặc nơi bán không hỗ trợ, anh em mới nên chuyển sang kế “em yêu khoa học”. Cần nhớ một khi đã để nước vào, khả năng chuột phím chơi game hồi phục và hoạt động hiệu quả như trước sự cố là không nhiều.Dụng cụ mà anh em cần có bao gồm:
– Một chiếc tua vít, thường là đầu Philips 4 cạnh. Hầu hết thiết bị ngoại vi dành cho gamer đều dùng loại ốc này, rất dễ tháo lắp và kiếm tua vít. Nên có kèm một khay nhỏ đựng những phần linh kiện và ốc lúc tháo ra để không rơi rớt thất lạc
– Khăn lau. Nếu có điều kiện, anh em cố tìm khăn vải trơn không có sợi để lau, vì sử dụng giấy ăn hoặc khăn lau bình thường dễ khiến vụn giấy hoặc sợi vải bám vào các ngóc ngách. Nếu chuột phím có sống lại cũng khó bền nếu bị sợi giấy và vải bám vào.
– Tăm bông. Những loại tăm bông mịn dùng để thấm nước ở các góc chuột phím rất tốt mà khăn không thể với tới.
– Máy sấy, dùng cho những góc cạnh không lau được cũng như giúp linh kiện khô ráo hơn nhiều so với khăn và tăm bông.
– Mỡ bôi trơn. Nhiều bàn phím cần món này, nhất là các phím membrane. Nếu anh em vệ sinh kỹ quá mà quên bôi trơn, khi lắp phím hoặc chuột bấm sẽ dễ bị kẹt cho nhựa ma sát. Cái này ngoài tiệm máy tính bán 100 ngàn 1 hũ, mua về dùng vài lần cũng được. Loại này không lo ăn mòn nhựa, anh em sử dụng thoải mái.
– Keo xịt RP7 cho switch chuột gaming để xịt khô
Nghe có vẻ hòa vốn nhưng thật sự thì một khi nước đã lọt vào bên trong gaming gear, tỷ lệ mua đồ mới là tương đối cao. Tốt nhất anh em nên cẩn thận với cốc nước, trẻ nhỏ hay chó mèo trong nhà. Tuy nhiên với những cách trên đây, ít nhất thiết bị của anh em cũng sẽ có cơ hội được làm sạch, phụ thuộc vào tốc độ tháo dây kết nối của bàn phím và chuột khỏi máy tính.
Xem thêm:
Trung tâm sửa bàn phím cơ hà nội uy tín
Tổng hợp 4 mẫu kệ sách trang trí phòng đẹp đơn giản
Những mẫu thiết kế nhà mái thái 3 tầng hiện đại đẹp mê ly
https://bestkeyboardz.org/what-is-a-scissor-keyboard/
Comments