Tin tức

Làm việc trong cơ quan nhà nước có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

0

Bảo hiểm thất nghiệp là một chế độ quan trọng của bảo hiểm xã hội, nhằm hỗ trợ người lao động khi không may bị mất đi việc làm. Thông thường khi được ký hợp đồng lao động, người lao động sẽ được tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp. Vậy còn đối với những người đang làm việc cho cơ quan nhà nước, chính phủ; chế độ bảo hiểm thất nghiệp với họ sẽ như thế nào?
Bài viết sau đây sẽ cho biết theo những quy định về bảo hiểm xã hội, các cá nhân đang làm việc trong cơ quan nhà nước có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp hay không?

1. Các trường hợp nào phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Khoản 1 và Khoản 2 Điều 43 Luật Việc Làm có quy định về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:

–  Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc thì phải tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp

 

2. Những ai làm việc trong cơ quan nhà nước.

Những người làm việc trong các cơ quan nhà nước hiện nay bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong cơ quan, đơn vị nhà nước theo dạng hợp đồng.
Trong đó:
– Cán bộ là công dân nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam, hoặc tổ chức chính trị – xã hội ở các cấp trung ương, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cũng như cấp huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh. Là đối tượng thuộc trong biên chế của Nhà nước và hưởng lương từ quỹ lương của ngân sách Nhà nước.

– Công Chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật“

– Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật“ 

Cách xử lý khi làm mất hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào 

Màu mực, chữ ký trên hóa đơn được quy định như thế nào?

 

Như vậy có thể thấy, Cán bộ và Công là người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc đối tượng như trên, thì sẽ không phải tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp.

 

Viên chức và người lao động hợp đồng là những người làm việc theo hợp đồng lao động. Vậy nên, thuộc vào trường hợp bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

 

Thông tin chung về dự án Shophouse Đại Kim Định Công

Previous article

Điểm khác biệt giữa biên bản hủy và biên bản điều chỉnh hóa đơn

Next article

You may also like

Comments

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

More in Tin tức