Rạn da khiến vùng da xuất hiện những đường song song hình răng cưa màu trắng, hồng hoặc tím. Mặc dù những đường nứt rạn này không gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng chúng khiến nhiều người lo lắng về thẩm mỹ. Việc tìm hiểu lý do bị rạn da và các biện pháp khắc phục sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát tình trạng này một cách nhanh nhất
Lý do bị rạn da mông
Mang thai
Trong thời gian mang thai, cơ thể của phụ nữ thay đổi nhanh chóng cả về kích thước và cân nặng. Không những thế, sự thay đổi về nội tiết tố cũng được xem là nguyên nhân rạn da vùng mông ở các mẹ bầu. Bác sĩ Joseph Awoyemi và Davis Salako đã giải thích rằng, các vết rạn da không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của mẹ và thai nhi. Thậm chí, những vết rạn ở vùng mông và bụng của mẹ còn là dấu hiệu tích cực cho thấy thai nhi đang phát triển.
Dậy thì
Khi bước vào tuổi dậy thì, cơ thể của chúng ta có sự thay đổi về hormone cũng như chiều cao, cân nặng. Sự thay đổi đột ngột này khiến da không kịp thích ứng và tạo nên những vết rạn. Rạn da ở tuổi dậy thì không phải chỉ xuất hiện ở vùng mông mà còn được tìm thấy ở bắp chân và ngực.
Di truyền
Di truyền cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây rạn da vùng mông. Tuy nhiên, nhân tố này rất khó để kiểm chứng. Bởi không phải tất cả trường hợp có người thân trong gia đình bị rạn thì mình cũng bị theo. Số lượng bị rạn do gen di truyền không nhiều, vì vậy bạn không cần quá lo lắng.
Tăng cân quá nhanh
Thủ phạm hàng đầu gây rạn da chính là tăng cân quá nhanh trong thời gian ngắn. Khi bạn tăng cân, da trở nên kém đàn hồi hơn và da có xu hướng mỏng đi. Tình trạng rạn da mông do tăng cân có thể bắt gặp ở cả nam và nữ. Vì thế, cách ngăn ngừa rạn mông đơn giản nhất là bạn hãy duy trì cân nặng ở mức ổn định.
Sử dụng thuốc có chứa corticosteroid
Những loại thuốc có chứa chất corticosteroid nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến cho da dễ bị bào mòn. Điều này dẫn tới việc da của bạn dễ bị tổn thương hơn, độ đàn hồi của da giảm. Không những vậy, chất corticosteroid còn có khả năng làm teo da và khiến da nổi mụn nhiều hơn.
Mắc các chứng bệnh da liễu hoặc rối loạn di truyền
Các chứng bệnh như Marfan, Cushing hoặc các hội chứng rối loạn di truyền cũng tạo điều kiện cho các vết rạn hình thành. Bởi các chứng bệnh này sẽ làm ảnh hưởng tới các mô liên kết dưới da.
Cách khắc phục khi bị rạn da
Liệu pháp Laser
Liệu pháp Laser là phương pháp điều trị không xâm lấn giúp loại bỏ rạn da bằng cách sử dụng xung ánh sáng. Phương pháp điều trị này rất dễ dàng, thường mang lại hiệu quả chỉ sau 30 phút thực hiện, đặc biệt khá an toàn. Sau khi trị liệu xong, vùng điều trị sẽ được chữa lành, các vết rạn trên da sẽ biến mất và lớp da mới sẽ hình thành.
Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ rạn da của mỗi người mà thời gian điều trị sẽ khác nhau. Cụ thể, có người chỉ mất vài ngày nhưng một số khác có thể mất vài tuần, nhất là ở những người có vùng da bị rạn lớn. Lưu ý, sau khi điều trị bằng Laser, vùng da điều trị có thể xuất hiện các vết đỏ và ở một số người có thể bị phồng rộp. Tuy nhiên, những vấn đề này sẽ biến mất sau đó một thời gian nên chị em không cần lo lắng.
Xem thêm:
- Tại sao phải chống lão hóa cho da, lão hóa da là gì?
- Top 12 công dụng làm đẹp cho chị em phụ nữ khi tắm trắng bằng cà phê
Phẫu thuật da
Phẫu thuật da là một trong những kỹ thuật hiệu quả nhất dành cho những đối tượng muối loại bỏ vết rạn da vĩnh viễn. Phẫu thuật da thường được sử dụng để loại bỏ vết rạn phổ biến nhất là Abdominoplasty (phẫu thuật tạo hình). Đây là một thủ tục phẫu thuật thâm mỹ thường được sử dụng ở những đối tượng có các mô lỏng lẻo và chảy xệ sau khi giảm cân hoặc mang thai.
Phương pháp phẫu thuật này giúp loại bỏ vĩnh viễn các vết rạn trên da. Tuy nhiên, nhược điểm của biện pháp này là có thể để lại sẹo và đi kèm với một số rủi ro về sức khỏe. Do đó, trước khi lựa chọn thực hiện, chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Peels da
Lột da là một phương pháp mang lại nhiều lợi ích tích cực đối với làn da, giúp da luôn tươi sáng và trẻ trung. Thông thường, thủ thuật này thường sử dụng trên mặt để điều trị nếp nhăn và các đốm dồi mồi. Tuy nhiên, chúng cũng được dùng trên nhiều khu vực khác nhau của cơ thể để loại bỏ vết rạn da lâu năm.
Trong quá trình điều trị vết rạn da, dung dịch acid sẽ được bôi lên da bằng cách sử dụng tăm bông. Sau thời gian bôi, có thể dùng bàn chải chuyên dùng hoặc miếng bọt biển để lột lớp da chết trên cùng. Tùy thuộc vào mức độ vết rạn trên da mà sử dụng hóa chất điều trị ở mỗi người khác nhau. Cụ thể, có ba loại hóa chất lột da chính như:
- Alpha-hydroxy acid: Có tác dụng đốt cháy lớp da trên cùng
- Glycolic acid: Đốt cháy lớp trên cùng và ở giữa
- Phenol: Hóa chất có độ mạnh nhất trong tất cả các loại hóa chất dùng tỏng lột da. Nếu sử dụng Phenol, chị em chỉ cần điều trị một lần là thấy hiệu quả
Điều trị siêu mài mòn da
Microdermabrasion là một trong những điều trị y tế mới nhằm giúp tẩy tế bào chết ngoài cùng của da, giúp chữa rạn da. Biện pháp này là thủ tục y tế không xâm lấn, không phẫu thuật và không hóa chất. Nó được thực hiện bằng cách sử dụng một loại tinh thể cô đặc và các vật liệu thô cứng hơn làm ma sát trên da mà không gây bóng tróc da.
Ngoài ra, Microdermabrasion cũng có thể được thực hiện với một thiết bị chuyên dụng khác có cơ chế hút để loại bỏ lớp da bị tróc ngay tại chỗ. Bên cạnh khả năng làm giảm các vết rạn da mà không gây tổn thương da, Microdermabrasion còn giúp cải thiện tình trạng da bị đổi màu và giúp làm mờ các sẹo mụn, nếp nhăn và đốm đồi mồi trên da.
Trên đây là những lý do và cách khắc phục rạn da dành cho mọi người . Để cải thiện tình trạng này, chị em có thể lựa chọn một trong những cách trị rạn da nêu trên. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp chữa trị nào, các chị cũng nên tìm hiểu kỹ. Bởi bên cạnh mặt tích cực, các phương pháp điều trị cũng luôn tiềm ẩn những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, cách tốt nhất là chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi dùng.
Xem thêm: Lý do gây rạn da chuyên sau TẠI ĐÂY
Comments