Tin tức

Tính kịp thời của BCTC và các nhân tố ảnh hưởng

0

Báo cáo tài chính là một trong những công tác quen thuộc định kỳ của kế toán viên. Mục đích của việc lập BCTC là nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng. Và một trong những đặc trưng chất lượng cơ bản quyết định thông tin tài chính được coi là hữu ích chính là “tính kịp thời” của báo cáo tài chính. Vậy tính kịp thời của báo cáo tài chính là gì? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến đặc tính này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Tính kịp thời của báo cáo tài chính là gì?

Theo Aktas và Kargın (2011), tính kịp thời được định nghĩa như là số ngày tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm đến ngày mà công ty niêm yết phải công bố báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.

BCTC

Theo Karim và Ahmed (2005), tính kịp thời của việc lập báo cáo tài chính coi như một hàm số của các biến liên quan đến kiểm toán viên và đơn vị lập báo cáo tài chính được kiểm toán bao gồm: 

– Thời gian cần để hoàn thành kiểm toán báo cáo tài chính; 
– Quyết định của Ban giám đốc về việc công bố báo cáo tài chính; 
– Yêu cầu pháp lý về số ngày tối thiểu giữa ngày tổ chức đại hội cổ đông thường niên và ngày thông báo về thời điểm tổ chức đại hội thường niên; 
– Các yếu tố hỗ trợ khác như tính sẵn sàng của thời điểm hay địa điểm tổ chức đại hội thường niên.

Theo nghiên cứu Joshi (2005), Karim và cộng sự (2006), tính kịp thời của việc lập báo cáo tài chính chịu ảnh hưởng của 2 nhóm nhân tố bên ngoài (quy định pháp lý, đối thủ cạnh tranh) và nhân tố bên trong (như các đặc điểm của công ty) và bao gồm 3 loại: Tính kịp thời của hoạt động kiểm toán; Tính kịp thời của việc công bố báo cáo; Tính kịp thời chung.

Trong nghiên cứu này, tính kịp thời được hiểu như là tính kịp thời của hoạt động kiểm toán độc lập báo cáo tài chính và được đo lường bằng số ngày kể từ ngày kết thúc niên độ tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán đến ngày ký báo cáo kiểm toán.

Như vậy, tính kịp thời của báo cáo tài chính chính là khả năng sẵn có, mau chóng của thông tin khi đối tượng sử dụng báo cáo tài chính cần ra quyết định vào thời điểm có khả năng ảnh hưởng đến quyết định của họ. Thông tin càng cũ sẽ càng kém hữu ích và càng không hiệu quả trong quá trình đưa ra quyết định của các nhà đầu tư.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính

Các nhân tố sau đây có thể tác động đến tính kịp thời của báo cáo tài chính: 

1. Quy mô của doanh nghiệp: Những công ty lớn thường trì hoãn việc công bố BCTC, vì các công ty lớn có mạng lưới kinh doanh rộng, khối lượng sản phẩm và dịch vụ lớn lớn, cấu trúc phức tạp hơn các công ty nhỏ.

2. Loại công ty kiểm toán: các hãng kiểm toán lớn thường có các quy trình, công cụ trợ giúp, như các công cụ chọn mẫu, công cụ phân tích và xử lý thông tin, cũng như các bộ phận hỗ trợ (bộ phận thuế, bộ phận công nghệ thông tin và bộ phận tư vấn, thẩm định giá). Do đó, việc thu thập các bằng chứng kiểm toán được thực hiện một cách hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và nguồn lực.

3. Sự thay đổi của lợi nhuận: Công ty có thông tin tốt thường sẽ công bố BCTC sớm hơn các các công ty có thông tin xấu. Đây cũng là kết quả của rất nhiều nghiên cứu khác; đồng thời, các nghiên cứu chỉ ra rằng, công ty sẽ không sẵn lòng công bố thông tin xấu tới công chúng, nên sẽ trì hoãn việc công bố báo cáo.

4. Loại báo cáo tài chính: Độ phức tạp của báo cáo tài chính cũng ảnh hưởng đến tính kịp thời. Do đó, báo cáo tài chính hợp nhất của những công ty mẹ thường được công bố trễ hơn các công ty khác.

5. Loại ý kiến kiểm toán: Những công ty nhận được ý kiến kiểm toán không tốt thì công bố báo cáo tài chính lâu hơn những công ty khác. Lý giải cho điều này là vì ý kiến kiểm toán không tốt được xem như là một thông tin xấu của doanh nghiệp, nên nó ảnh hưởng đến quá trình công bố thông tin tài chính.

6. Lĩnh vực kinh doanh: Do tính chất của công việc kinh doanh, các công ty dịch vụ tài chính và ngân hàng dự kiến sẽ trải qua thời gian kiểm toán ngắn hơn vì các công ty này duy trì hồ sơ kế toán và chuẩn bị báo cáo tài chính trên cơ sở hàng ngày, chưa kể thực tế họ có rất ít hoặc không có hàng tồn kho nên công tác kiểm toán trở nên tương đối dễ dàng.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về tính kịp thời của báo cáo tài chính và các nhân tố ảnh hưởng. Mong rằng bài viết này đã đáp ứng nhu cầu của bạn đọc.
https://wikikhampha.com/

https://wikikhampha.com/nhung-luu-y-quan-trong-khi-ke-khai-thue-qua-mang/

Các công ty khắc dấu quận 10 TP HCM được khách hàng tin cậy

Previous article

Mức lương của thực tập sinh tại Nhật Bản ra sao?

Next article

You may also like

Comments

Leave a reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

More in Tin tức